Juventus

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh (thứ 3 từ trái qua) cù mia saigon

【mia saigon】Thầy Hạnh của tôi

Thầy Hạnh của tôi - Ảnh 1.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh (thứ 3 từ trái qua) cùng học trò

ẢNH TƯ LIỆU

Tôi không được chứng kiến phần đời hiển hách đó, và thầy không mấy khi kể cho tôi nghe nhưng tinh thần sôi nổi của thời Đổi mới, của những sáng kiến thiết thực luôn hiện lên trong ánh mắt, giọng nói, cử chỉ của thầy. Thật sự thầy tôi đã sống một cuộc đời đáng sống, làm được những gì mình muốn làm. Và rất nhiều người được hưởng lợi từ đó, trong đó có tôi.

Những hiển hách vinh quang của giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, nhiều người biết, nhiều bài viết. Tôi chỉ xin ghi tản mạn một đôi điều về thầy của tôi trong đời thường.

Trao cho người học tư duy độc lập

Tôi luôn tự hào, luôn hãnh diện khi nhắc đến người hướng dẫn khoa học bậc sau đại học cho tôi là thầy Nguyễn Văn Hạnh. Núp dưới bóng cái tên của thầy, tôi vững tâm. Thầy hướng dẫn tôi cả ở cấp thạc sĩ lẫn tiến sĩ.

Không phải nói quá, nếu người hướng dẫn không phải là thầy, chắc tôi còn lâu mới hoàn thành luận văn, luận án. Tuy tôi không bao giờ than thở với ai về nỗi tất tả đơn độc kiếm sống, bôn ba xê dịch kiếm chốn dung thân khắp TP.HCM (tôi từng rời chỗ ở thuê đến 8 lần) nhưng thầy thấu hiểu và thương cảm, chỉ nhẹ nhàng gọi điện nhắc bảo tôi. 

Thầy nói: "Lâu quá rồi không biết em viết đến đâu. Em không đến nhà tôi thì cũng phải cho tôi biết nhà em để tôi đến chứ! Thì tôi vẫn biết em tất nhiên phải làm lụng để nuôi con. Không cần em lúc nào cũng ngồi vào bàn viết lách, nhưng đừng bao giờ quên mối quan tâm về đề tài". 

Ở nơi thầy, tôi học được cách tách biệt cái gì "đáng" và cái gì "không đáng" để tâm. Thầy thường cười cười: "Ồ, cái đó không đáng em ạ!". Tôi ngấm dần triết lý "không đáng" của thầy nên thấy tinh thần mỗi ngày một nhẹ nhàng, thơ thới hơn. Với tinh thần ấy, tôi bước vào các buổi đệ trình công trình khoa học một cách nhẹ nhàng. 

Rồi trong cuộc sống cũng thế, tôi quên rất nhanh những gì làm mình phiền muộn. Nhiều khi đến gặp thầy với những khúc mắc và buồn khổ, tôi ra về với nụ cười trên môi, thậm chí khúc khích thành tiếng một mình trên đường phố.

Đọc bài tôi viết, nghe tôi trình bày vấn đề phát sinh, thầy nhẹ nhàng định hướng lại, sao cho kín kẽ, nhất quán, nhưng không bắt tôi từ bỏ quan điểm, dù có thể thầy không đồng ý hết, miễn là tôi có thể "lý sự" được. Thầy không bao giờ cầm tay chỉ việc, mà trao cho người học sự độc lập tư duy, độc lập tìm tòi và tự mình giải phẫu hiện tượng. Làm luận án về Tiếp nhận văn học, tôi không hề được thầy cho biết thầy chính là người Việt Nam đầu tiên nổ phát súng về lĩnh vực này. Ngay từ năm 1972, khi lý thuyết về Mỹ học tiếp nhận của trường phái Konstanz chưa hề được ai nhắc đến, thầy bảo: "Lịch sử vấn đề là một vấn đề chỉ có thể tự tìm hiểu, không ai mách nước cho được".

Thầy Hạnh của tôi - Ảnh 2.

GS Nguyễn Văn Hạnh (thứ hai từ phải sang) cùng đồng nghiệp và học trò

ẢNH TƯ LIỆU

Sắc sảo trong khoa học nhưng lại hết sức đôn hậu trong cuộc sống

Ở thầy không chỉ là kiến thức khoa học mà cả sự thông tuệ, chỉ có thể có được sau trải nghiệm cuộc sống và nghiền ngẫm về nó. Thầy rất tế nhị trong chuyện riêng tư của tôi, thường chỉ hỏi: "Thế nào, em sống có ổn không, dạo này có gì mới không em?". Và sau đó, thầy cười: "Có khi không có gì mới - mới là ổn, em ạ". Thầy nhận ra người này người nọ không thể làm việc nọ việc kia, vì tuy tốt bụng và thông minh, nhưng "cố chấp quá, dẫn đến sự ép uổng nghiệt ngã người cùng chí hướng". 

Sắc sảo trong khoa học, nhưng lại hết sức đôn hậu trong cuộc sống. Thầy yêu quý và thích thưởng lãm cái đẹp, tuyệt nhiên không bao giờ nói xấu phụ nữ. Đặc biệt, thầy rất trân trọng, thương xót những người phụ nữ quanh mình - vợ, con gái, con dâu. Không phải một lần, và không chỉ nói với tôi, thầy tỏ lòng biết ơn người vợ đã gồng gánh việc nhà cửa, chăm sóc con cái khi thầy còn bôn ba việc xã hội. Khi về già, thầy cố gắng bù đắp cho cô, mà vẫn cứ áy náy, cứ xót xa, thương "Bà Tú ở mom sông". 

Về hưu lâu rồi, thầy vẫn tráng kiện, rắn rỏi, đi bộ đường dài, hồ hởi ngắm nhìn xung quanh: "Không biết em thế nào, chứ tôi yêu cái thành phố này quá!". Nhưng rồi thầy lại muốn mau mau về nhà, vì "nhớ thằng cháu đang bi bô tập nói, tập đi". Ông nội một thuở tung hoành "một mình một ngựa, phá trùng vây ở giữa sa tràng" làm náo động trên những sự kiện văn hóa thập niên đổi mới, giờ gần như ngỡ ngàng ngưỡng mộ, thán phục từng từ đầu tiên của đứa trẻ tập nói.

Thầy không chỉ là người thầy, mà còn là một người cha. Bố tôi và thầy vốn quen biết nhau từ hồi hai người còn trẻ, suốt đời trọng thị nhau. Theo thói quen, đôi lúc thầy gọi tôi là "cháu". Còn bố hoàn toàn an tâm khi thấy con gái "theo chú Hạnh". Những lúc bố hiếm hoi từ Bắc vào, hai cụ gặp nhau trò chuyện, tôi thấy ấm lòng lạ, dường như thấy mình có hai người cha.

Đêm qua thầy tôi đã ra đi, về miền mây trắng, về thế giới những người hiền...

Thương nhớ làm sao những ngày qua, khi có thầy...

Thương cho mình làm sao, từ nay tôi không còn được gặp thầy ở ngõ Phạm Đôn nữa...

GS-TS Nguyễn Văn Hạnh từ trần vào hồi 22 giờ 30 phút ngày 19.11.2023 (nhằm ngày 7.10 năm Quý Mão) tại TP.HCM, hưởng thọ 93 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 14 giờ ngày 20.11.2023; Lễ động quan lúc 8 giờ ngày 22.11.2023 (nhằm ngày 10.10 năm Quý Mão), tại Nhà tang lễ Thành phố, Quốc lộ 1A, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM; sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Trung tâm Hỏa táng Bình Hưng Hòa.

Thân thế và sự nghiệp

GS Nguyễn Văn Hạnh sinh ngày 01.01.1931, quê quán Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1972.

Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp Lomonosov ở Moskva, Nga năm 1961. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ ngữ văn tại đây năm 1963.

Năm 1963, ông về nước, công tác tại Khoa Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chủ nhiệm bộ môn lý luận văn học.

Từ năm 1965, với cương vị là chủ nhiệm bộ môn lý luận văn học, ông là một trong những người chủ trì và tham gia biên soạn bộ giáo trình Cơ sở lý luận văn học(4 tập, xuất bản từ 1965-1971). Đây là một trong 3 công trình lý luận văn học đầu tiên (Văn học khái luận của Đặng Thai Mai, Nguyên lý lý luận văn học của Nguyễn Lương Ngọc) vận dụng các nguyên lý, các khái niệm do các học giả Xô viết đưa ra để xây dựng bộ giáo trình lý luận văn học của Việt Nam, giải thích những vấn đề thực tiễn trong lịch sử văn học nước ta.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông làm Trưởng ban phụ trách Viện ĐH Huế, Hiệu trưởng Trường ĐH sư phạm Huế 1975-1981, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT 1983-1987, Phó trưởng ban Văn hóa văn nghệ T.Ư, Phó trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa T.Ư năm 1981-1983; 1987-1990, chuyên gia cao cấp Viện Khoa học xã hội, nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ tại TP.HCM. Ông được phong PGS năm 1980, GS năm 1984. Ông nghỉ hưu năm 2003.

Các tác phẩm chính đã xuất bản:

Cơ sở lý luận văn học(4 tập, 1965-1971, chủ trì và tham gia biên soạn); Suy nghĩ về văn học(tiểu luận, 1972); Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí (chuyên luận, 1980, 1985); Nam Cao – một đời người, một đời văn(1993); Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ (nghiên cứu, viết chung, 1995); Văn học và văn hóa – vấn đề và suy nghĩ(tiểu luận, 2002); Trăm năm thơ Đất Quảng(tuyển tập thơ, 2005, chủ biên và tham gia biên soạn); Chuyện văn chuyện đời(tiểu luận, 2005); Lý luận phê bình văn học; Thực trạng và khuynh hướng(tiểu luận, 2009); Phương pháp luật nghiên cứu văn học(nghiên cứu, 2012).

(Theo website Hội Nhà văn Việt Nam)


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap